- Trang chủ
- Giới thiệu
- Cơ cấu tổ chức
- Đào tạo
- Hoạt động KHCN & HTQT
- Học sinh - Sinh viên
- Đoàn TN - Hội SV
- 3 Công khai
- Liên hệ
Sáng ngày 03/11/2015, tại hội trường Viện Hóa học đã tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp viện cho NCS Bùi Minh Quý – giảng viên Khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học, với đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp compozit PANi và các phụ phẩm nông nghiệp để xử lý các ion kim loại nặng Pb (II), Cr (VI) và Cd (II)” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Thị Bình và TS Vũ Đức Lợi.
Tại buổi báo cáo, nghiên cứu sinh Bùi Minh Quý đã trình bày những kết quả đạt được của đề tài trước Hội đồng khoa học, các thành viên trong hội đồng đều là các GS, PGS có uy tín cao trong ngành, bao gồm:
Luận án được hội đồng, các nhà Khoa học trong Viện và Việt Nam đánh giá là công trình khoa học nghiêm túc với khối lượng lớn, phù hợp với mã số chuyên ngành Hóa lý thuyết – Hóa lý.
Những đóng góp mới của luận án:
1. Lần đầu tiên đã nghiên cứu tổng hợp và sàng lọc thành công một số vật liệu compozit PANi – PPNN trên các phụ phẩm nông nghiệp, như: PANi – vỏ lạc, PANi – vỏ đỗ và PANi – rơm theo phương pháp hóa học. Các vật liệu compozit có kích cỡ nanomet và cấu trúc dạng sợi. Trong đó lựa chọn được compozit PANi – vỏ lạc có khả năng hấp phụ tốt nhất, với dung lượng hấp phụ Cr (VI), Pb (II) và Cd (II) cực đại đạt tương ứng 90,91; 196,08 và 140,85 mg/g; thời gian đạt cân bằng hấp phụ từ 30 ÷ 40 phút.
2. Đã nghiên cứu và thiết lập được mô hình hấp phụ đẳng nhiệt và xác định được các tham số trong mô hình, quá trình hấp phụ của Cr (VI), Pb (II) và Cd (II) trên các vật liệu hấp phụ compozit tuân theo phương trình động học hấp phụ bậc 2, đây là quá trình tự diễn biến (∆G0 < 0 ).
3. Đã nghiên cứu và thiết lập được mô hình Thomas, Yoon-Nelson, Bohart –Adam áp dụng cho quy trình xử lý Cr (VI) trên compozit PANi – vỏ lạc, xác định được các tham số trong mô hình để áp dụng trong thực tiễn, điều kiện tối ưu cho quy trình tại điều kiện tốc độ dòng chảy 0,5 ml/phút, nồng độ ban đầu 4,97 mg/l và chiều cao cột hấp phụ 0,8 cm đạt hiệu suất sử dụng cột hấp phụ cao nhất (32,5%).
Kết quả của luận án được công bố trên 12 công trình nghiên cứu bao gồm các bài báo, báo cáo khoa học trong nước và quốc tế.
Luận án đã được 7/7 phiếu nhất trí tán thành thông qua, với 7/7 phiếu xuất sắc. Thay mặt lãnh đạo nhà trường, TS Nguyễn Văn Đăng đã đến dự và chúc mừng những thành công mà NCS đã đạt được. Đến dự buổi bảo vệ và chúc mừng NCS, còn có lãnh đạo Khoa Hóa học, người thân, các bạn bè đồng nghiệp của NCS.
Một số hình ảnh của buổi lễ: