Khoa Vật lý & Công nghệ

Lịch sử hình thành

Tiền thân của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên ngày nay là Khoa Khoa hoc Tự nhiên được thành lập năm 2002, khi đó Khoa Vật lý & Công nghệ có tên là Bộ môn Vật lý - một trong những Bộ môn đầu tiên của Khoa Khoa học Tự nhiên. Từ một Bộ môn với đội ngũ cán bộ giảng viên khiêm tốn nhưng đã nhanh chóng bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhất là cán bộ giảng dạy trẻ.Khoa đảm nhận nhiệm vụ đào tạo nhân lực có trình độ Đại học, sau Đại học và nghiên cứu khoa học.

Sứ mệnh

Khoa Vật lý & Công nghệ là một bộ phận của trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực Vật lý / Vật lý kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển bền vững xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của khu vực miền núi phía Bắc và cả nước.

Tầm nhìn

Khoa Vật lý & Công nghệ thuộc trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên sẽ trở thành một khoa đào tạo và nghiên cứu đa lĩnh vực, chất lượng cao cả về nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, có vị thế trong hệ thống dục đại học Việt Nam và hướng tới trình độ quốc tế.

Cơ cấu tổ chức và đội ngũ

Hiện nay, Khoa Vật lý & Công nghệ có 21 cán bộ, giảng viên cơ hữu và 3 giảng viên kiêm nhiệm với cơ cấu tổ chức gồm 1 trưởng khoa và 2 phó trưởng khoa.

Khoa có 2 bộ môn là Vật lý Kỹ thuật và Vật lý Chất rắn.

Đội ngũ cán bộ viên chức Khoa Vật lý & Công nghệ

Khoa có đội ngũ cán bộ giảng dạy có uy tín, kinh nghiệm, nhiệt huyết, nghiệp vụ chuyên môn tốt, đáp ứng tốt yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Khoa hiện có 12 tiến sĩ và 12 thạc sĩ (trong đó có 4 NCS).

Khoa cộng tác với đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành uy tín, chất lượng là các giáo sư, tiến sĩ đang công tác tại Đại học Quốc gia Hà nội, Viện Vật lý, Viện Khoa học Vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam...

Các chương trình đào tạo đang triển khai

Hiện nay, Khoa đang thực hiện 2 chương trình đào tạo bao gồm: Cử nhân Vật lý và thạc sĩ chuyên ngành Quang học (bắt đầu từ năm 2016).

Đào tạo trình độ Đại học

Khoa đào tạo ngành Vật lý trong thời gian 4 năm; hệ chính quy; bằng tốt nghiệp “Cử nhân Vật lý”; đào tạo những cán bộ có trình độ đại học, có kiến thức cơ bản, chuyên ngành về Vật lý, có trình độ lý thuyết và ứng dụng vững vàng để làm việc tốt trong các môi trường giảng dạy, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh cần đến kiến thức về Vật lý lý thuyết, Vật lý chất rắn, Điện tử học, Quang học - quang phổ, Vật lý nano... Đặc biệt, có năng lực phát triển các ứng dụng của Vât lý và công nghệ nano trong công nghiệp, nông nghiệp, xử lý môi trường, trong y sinh học.

Chuyên ngành Vật lý môi trường: ngoài những kiến thức vàkỹ năng phân tích, đánh giá, dự báo và xử lý ô nhiễm môi trường, sinh viên còn được nghiên cứu các loại vật liệu sử dụng trong xử lý môi trường; các vật liệu bền vững trong môi trường nhiệt đới (vật liệu chống ăn mòn, chống lão hoá và chống phá huỷ sinh học); các vật liệu thân thiện với môi trường (polyme tự hủy; các pigment, phụ gia “xanh”,…), các chất hấp phụ kim loại nặng và các chất độc hại khác để làm sạch nguồn nước;...

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các Sở Tài nguyên và Môi trường; các Công ty môi trường đô thị; các Trung tâm quan trắc và đánh giá tác động môi trường; các Trung tâm, Viện nghiên cứu hoặc các trường đại học và cao đẳng...

Chuyên ngành Vật lý y- sinh: sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức liên ngành liên quan đến ứng dụng công nghệ nano và các vật liệu "thông minh" trongc ông tác bảo vệ môi trường, trong sinh học và y tế như: vật liệu sinh học, năng lượng sinh học, cảm biến sinh học, thiết bị y tế và công nghệ phục hồi chức năng, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dược... Đặc biệt là các vật liệu tương hợp sinh học cho phép chế tạo các cảm biến sinh học nhỏ gọn, chính xác giúp điều trị các bệnh hiểm nghèo.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm; các trung tâm phát triển vật liệu và công nghệ năng lượng mới; các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế; hoặc trong các cơ quan quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm, các Công ty tư vấn và cung cấp các trang thiết bị trong lĩnh vực y sinh, các Trung tâm, Viện nghiên cứu hoặc các trường đại học và cao đẳng...

Chuyên ngành Vật lý chất rắn: cung cấp các kiến thức cơ sở về lý thuyết và thực nghiệm về quang học vật rắn, quang phổ học nguyên tử và phân tử, laser, plasma, kỹ thuật chân không, vật liệu mới ứng dụng trong các ngành công nghiệp như: năng lượng, xây dựng, cơ khí chế tạo máy, điện tử bán dẫn, bảo vệ môi trường…

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các Viện nghiên cứu; Sở Khoa học và Công nghệ, các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử trong và ngoài nước, các trung tâm kiểm định, phân tích và đánh giá sai hỏng, các công ty cung cấp thiết bị đo lường hoặc giảng dạy tại các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Đào tạo trình độ thạc sĩ

Chuyên ngành Quang học: Thời gian đào tạo 2 năm; bằng tốt nghiệp “Thạc sĩ Quang học”; trang bị cho học viên hệ thống tri thức khoa học chuyên sâu về chuyên ngành Quang học, có trình độ cao về thực hành, phát triển các kỹ năng ứng dụng của Quang học, khả năng nghiên cứu, kĩ năng giảng dạy về Quang học và ứng dụng vào trong thực tiễn.

Hoạt động nghiên cứu khoa học

Hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những thế mạnh của Khoa với nhiều học bổng và có nhiều công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín.

Các hướng nghiên cứu

Các vật liệu bán dẫn và điện môi: gốm ferite, hợp kim, màng mỏng bán dẫn, nghiên cứu khả năng hấp thụ sóng vi ba của các hạt nano điện môi, vật liệu hấp thụ hoàn hảo và siêu vật liệu (metamaterials)…

+ Vật lý Vật liệu Từ và Siêu dẫnchế tạo các vật liệu siêu dẫn với khả năng tạo ra một từ trường lớn để ứng dụng trong khoa học và đời sống.

Vật liệu quang nano: vật liệu bán dẫn, chấm lượng tử, kim loại quý và composit có cấu trúc nano nhằm định hướng ứng dụng trong y-sinh. Chế tạo các mảng mỏng nhạy quang, quang điện tử khảo sát tính chất vật lý của chúng và khả năng ứng dụng.

Vật lý và Công nghệ lasernghiên cứu động học và công nghệ của laser rắn ở chế độ liên tục và xung ngắn/ xung cực ngắn. Ứng dụng xung laser cực ngắn trong nghiên cứu khoa học, môi trường, y – sinh học và quân sự… Chế tạo các vật liệu nano bằng xung laser cực mạnh.

Vật lý kỹ thuậtNghiên cứu chế tạo các nguồn plasma lạnh ứng dụng trong y - sinh học, môi trường và nông nghiệp.

Hợp tác nghiên cứu

· Viện Vật lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam

· Viện Khoa học Vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

· Trường ĐH Khoa học Tự nhiên & ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội, Việt Nam

· Viện Vật lý Kỹ thuật, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Việt Nam

· Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên

· Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

· Đại học Pavia, Italia

· Trung tâm quốc tế về Vật lý lý thuyết Abdus Salam (ICTP), Italia

· Đại học Paris-sud, CH Pháp

· Đại học Paris 7, CH Pháp

· Đại học Hankuk, Hàn Quốc

· Trường Đại học Quốc gia Tôn Trung Sơn, Đài Loan.

Khen thưởng

Trên chặng đường sau 13 năm xây dựng và phát triển, thầy trò và các thế hệ sinh viên, giáo viên Khoa Vật lý & Công nghệ, trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên rất tự hào về những thành quả to lớn đã đạt được. Chúng ta có thể điểm qua các thành tích đạt được như sau:

· 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

· 02 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

· 04 Giấy khen của Giám đốc Đại học Thái Nguyên

· 07 Bằng khen của Hội Vật lý Việt Nam (năm 2006 và 2010) vì đạt giải cao trong kỳ thi Olimpic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ X và lần thứ XIII.

· 02 Bằng khen của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt nam

Ngoài ra, các cán bộ giảng viên trong Khoa cũng được nhiều tổ chức trao học bổng: 8 học bổng Vallet dành cho NCS có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học.

ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ KHOA

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại

Email

Ban chủ nhiệm Khoa

TS. Nguyễn Văn Đăng

Trưởng khoa

0983009975

[email protected]

TS. Nguyễn Xuân Ca

Phó Trưởng khoa

0983651662

[email protected]

TS. Vũ Xuân Hòa

Phó Trưởng khoa

01695506722

[email protected]

Văn phòng Khoa

ThS. Nguyễn Thị Thuần

Chuyên viên

0983826786

[email protected]

Bộ môn Vật lý Chất rắn

TS. Nguyễn Văn Đăng

Phó Hiệu trưởng/ Trưởng Khoa

0983009975

[email protected]

TS. Nguyễn Xuân Ca

Phó trưởng Khoa

0983651662

[email protected]

TS. Phan Thế Long

Giảng viên

01202176990

[email protected]

TS. Nguyễn Thị Luyến

Trưởng phòng thí nghiệm

0986360679

[email protected]

TS. Phạm Duy Lác

Giảng viên

0913286839

[email protected]

TS. Nguyễn Thị Hiền

Chủ tịch Công đoàn Khoa

0983650263

[email protected]

TS. Lê Tiến Hà

Giảng viên

0942190268

[email protected]

ThS. Chu Thị Anh Xuân

Giảng viên

0988441425

[email protected]

ThS. Nguyễn Thị Dung

Giảng viên

0982181050

[email protected]

ThS. Phạm Trường Thọ

Giảng viên

0987877353

[email protected]

ThS. Nguyễn Thị Thuần

Chuyên viên

0983826786

[email protected]

Bộ môn Vật lý Kỹ thuật

TS. Nguyễn Văn Hảo

Giảng viên

0989 348 258

[email protected]

TS. Phạm Minh Tân

Phó trưởng phòng Đào tạo

0989057446

[email protected]

TS. Vũ Xuân Hòa

Phó trưởng Khoa

01695506722

[email protected]

TS. Mẫn Hoàng Việt

Giảng viên

 

[email protected]

TS. Nguyễn Minh Tân

Giám đốc TTCNTT

0913.005.415

[email protected]

ThS. Nguyễn Văn Khiển

Giảng viên

0977005235

[email protected]

ThS. Lê Văn Hoàng

Giảng viên

098223345

[email protected]

ThS. Trần Thu Trang

Giảng viên

0982136558

[email protected]

ThS. Lê Thị Tuyết Ngân

Giảng viên

0977008016

[email protected]

ThS. Nguyễn Thị Khánh Vân

Giảng viên

0977724945

[email protected]

ThS. Nguyễn Trung Kiên

Giảng viên

0968529283

[email protected]

ThS. Lô Thị Huế

Giảng viên

0988775199

[email protected]

CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ CỦA KHOA

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại

Email

Ban chi ủy

TS. Vũ Xuân Hòa

Bí thư chi bộ

01695506722

[email protected]

TS. Nguyễn Xuân Ca

Phó bí thư chi bộ

0983651662

[email protected]

TS. Nguyễn Văn Hảo

Ủy viên

0989348258

[email protected]

Ban chấp hành công đoàn

TS. Nguyễn Thị Hiền

Chủ tịch công đoàn

0983650263

[email protected]

ThS. Chu Thị Anh Xuân

Phó Chủ tịch công đoàn

0988441425

[email protected]

ThS. Nguyễn Thị Khánh Vân

Ủy viên

0977724945

[email protected]

Bí thư Liên chi đoàn

ThS. Lê Văn Hoàng

Bí thư liên chi đoàn Khoa

0982203345

[email protected]

Chủ tịch Hội sinh viên

ThS. Nguyễn Trung Kiên

Chủ tịch Hội sinh viên Khoa

0968529283

[email protected]