- Trang chủ
- Giới thiệu
- Cơ cấu tổ chức
- Đào tạo
- Hoạt động KHCN & HTQT
- Học sinh - Sinh viên
- Đoàn TN - Hội SV
- 3 Công khai
- Liên hệ
1. Tên gọi
Tên tiếng Việt: Trung tâm Nghiên cứu – Đào tạo Ngôn ngữ và Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc.
Tên tiếng Anh: Research and Training Center on Ethnic Language and Culture in Vietnam’s Northern Mountainous Regions.
2. Quyết định thành lập: Được thành lập theo QĐ số 507/QĐ-TCCB ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.
3. Chức năng, nhiệm vụ: Xây dựng và triển khai các đề án, dự án nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa, xã hội các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc; đào tạo các lớp tiếng dân tộc thiểu số ngắn hạn, trung hạn; tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo các chương trình quy định của Bộ GD&ĐT; liên kết với các đơn vị ngoài trường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các văn bằng, chứng chỉ khác theo quy định.
- Về nghiên cứu:
+ Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về ngôn ngữ gồm: nghiên cứu lịch sử và quá trình phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc thiểu số thuộc nhóm nghiên cứu.
+ Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về văn hóa gồm: nghiên cứu lịch sử và quá trình phát triển: tri thức dân gian, văn hóa lễ hội, trang phục, ẩm thực, kiến trúc nhà ở, tôn giáo, văn hóa giao tiếp, nghi lễ vòng đời; lối sống, biến đổi dân số và môi trường… của các dân tộc thiểu số thuộc nhóm nghiên cứu.
+ Tư vấn, đánh giá các công trình khoa học; biên soạn giáo trình; xây dựng chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số thuộc nhóm nghiên cứu.
- Về đào tạo, bồi dưỡng:
+ Đào tạo trung hạn, ngắn hạn tiếng dân tộc thiểu số: Mông - Dao, Tày- Nùng…
+ Liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Hành chính Quốc gia, Trường ĐH KHXH&NV, Tổng cục Du lịch… mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ: Nghiệp vụ Báo chí, Nghiệp vụ Du lịch, Nghiệp vụ Hành chính văn phòng, Nghiệp vụ Văn thư – Lưu trữ, Nghiệp vụ Quản lý văn hóa…
+ Đào tạo một số kĩ năng như: Kỹ năng sống (dành cho các lứa tuổi), kỹ năng dẫn chương trình, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nghề nghiệp thuộc những lĩnh vực như Khoa học quản lý, Công tác xã hội, Du lịch, Luật, Thư viện...
- Các lĩnh vực hoạt động khác
+ Viết lịch sử Đảng bộ, lịch sử ngành, lịch sử đơn vị...
+ Tổ chức sự kiện (lễ kỉ niệm, thành lập – ra mắt các tổ chức, lễ hội, chương trình văn hóa – xã hội…) trong và ngoài tỉnh.
+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, báo cáo chuyên đề.
+ Thiết kế và tổ chức các tour du lịch (du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch công nghiệp, du lịch văn hoá tâm linh…).
+ Tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, tư vấn học đường… theo đơn đặt hàng của đối tác.
II. Cơ cấu tổ chức
1. Ban Giám đốc
- Giám đốc: TS. Phạm Thị Phương Thái
- Phó Giám đốc: TS. Lê Thị Ngân
2. Các phòng trực thuộc
2.1. Phòng nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số
- Ban trực thuộc:
+ Ban nghiên cứu nhóm dân tộc Tày – Nùng :
+Ban nghiên cứu dân tộc Mường – Thái
+Ban nghiên cứu nhóm dân tộc Hmong – Dao và một số dân tộc khác
- Cán bộ phòng:
+ Trưởng phòng: TS. Phạm Thị Phương Thái
+ Thành viên: ThS. Nguyễn Thị Trà My, ThS. Đàm Thị Tấm, ThS. Phùng Phương Nga, ThS. Nguyễn Thị Suối Linh, ThS. Hà Xuân Hương, ThS. Đinh Thị Minh Hảo, TS. Đặng Phúc Lường, TS. Nguyễn Kiến Thọ, Trần Thế Dương, Nguyễn Thị Hường, Dương Thùy Linh.
2.2. Phòng Đào tạo, bồi dưỡng
- Ban trực thuộc:
+ Ban Đào tạo ngôn ngữ các dân tộc thiểu số
+ Ban bồi dưỡng nghiệp vụ
- Cán bộ phòng :
+ Trưởng phòng : TS. Lê Thị Ngân
+ Thành viên : Nguyễn Thị Kim Phương, ThS. Đàm Thị Tấm, Nguyễn Hồng Cúc, ThS. Phạm Anh Nguyên, TS. Nguyễn Công Hoàng, TS. Hoàng Bích Ngọc (GVC), Lương Bèn (GVC), Hoàng Thị Liêm, ThS. Triệu Quỳnh Châu, TS. Đặng Phúc Lường, Hoàng Văn Phúc, ThS. Hờ Bá Hùa, Lầu Văn Chinh, Chu Thu Trang, Tạ Thị Thảo, Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Kim Khánh.
2.3. Phòng thông tin – tư liệu khoa học
- Cán bộ : ThS. Lê Đình Hải
2.4. Văn phòng Trung tâm
- Cán bộ : ThS. Dương Thị Hoàn