Giảng viên Khoa Khoa học Môi trường & Trái đất giảng bài tại Khóa tập huấn Quốc tế về than sinh học (Biochar) tại Triết Giang - Trung Quốc

14-11-2013 09:58 Xem: 2371 lần
Giảng viên Khoa Khoa học Môi trường & Trái đất giảng bài tại Khóa tập huấn Quốc tế về than sinh học (Biochar) tại Triết Giang - Trung Quốc_thumbnail

Từ ngày 25  tháng 10 năm 2013 đến 01 tháng 11 năm 2013, trường Đại học Nông Lâm Triết Giang và trường Đai học Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc phối hợp cùng trường Đại học New South Wales (University of New South Wales) tổ chức khóa tập huấn quốc tế về sản xuất than sinh học, thử nghiệm và ứng dụng (International Training Course on Biochar Production, Testing and Utilisation). Khóa tập huấn tập hợp 45 học viên đến từ 25 quốc gia ở 5 châu lục trên toàn thế giới cùng chung một mục tiêu sử dụng các loại phụ phẩm (biomass) để tạo ra than sinh học, ứng dụng vào cải tạo đất (Carbon sequestration) hướng đến giảm biến đổi khí hậu.


Khóa tập huấn hội tụ các thành viên đến từ 25 quốc gia trên thế giới!

Đây là lần thứ hai Ths. Mai Thị Lan Anh – Giảng viên khoa KH Môi trường và Trái đất có mặt tại khóa tập huấn. Năm 2012, khi lần đâu đến với lớp tập huấn, ThS Lan Anh đã có báo cáo khoa học: “SOME BIOCHAR RESEARCHES FOR SOIL ENRICHMENT IN  VIETNAM – MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THAN SINH HỌC CẢI TẠO ĐẤT Ở VIỆT NAM”. Báo cáo đã cung cấp những thông tin về một số nghiên cứu sử dụng than sinh học và tiềm năng phát triển ứng dụng than sinh học tại Việt Nam.

Khóa tập huấn năm 2013 quy tụ tập thể giảng viên gồm các nhà khoa học nổi tiếng, có am hiểu sâu sắc về than sinh học: GS Stephen Joshep (Đại học New South Wales, Úc); GS Pan Genxing (trường Đai học Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc); GS Li (trường Đai học Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc); GS Ellen Graber (The Vocani Agriculture Research Center - Israel); TS Sharan Sohi (University of  Edinburgh); ThS Mai Thi Lan Anh (Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên).


ThS Lan Anh giảng bài tại khóa tập huấn về việc thử nghiệm than!

Ths Lan Anh đã có bài giảng “Biochar Production and Field testing in North Vietnam” với mục đích cung cấp thông tin cho học viên về khả năng sản xuất và áp dụng than sinh học ở quy mô nhỏ tại Việt Nam. Với hai chiếc bếp đun cải tiến DK-TR1 và DKT4 mang từ Việt Nam sang, bạn bè quốc tế đã được xem cách làm than sinh học từ phế phẩm nông nghiệp của bà con nông dân.


Ths Lan Anh hướng dẫn các học viên sử dụng thùng phi DKTR1 để đốt than sinh học

Khóa tập huấn đã mở ra cơ hội hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sử dụng Than sinh học (Biochar) vào việc cải tạo độ phì của đất và tăng cường tích lũy carbon trong đất, giảm phát thải Khí nhà kính vào khí quyển, hướng đến giảm biến đổi khí hậu toàn cầu. 

Mai Thị Lan Anh - Khoa KHMT &TĐ