- Trang chủ
- Giới thiệu
- Cơ cấu tổ chức
- Đào tạo
- Hoạt động KHCN & HTQT
- Học sinh - Sinh viên
- Đoàn TN - Hội SV
- 3 Công khai
- Liên hệ
Trong khuôn khổ Dự án “Hòa nhập Người khuyết tật Việt Nam” do Hội Trợ giúp Người khuyết tật Việt Nam (VNAH) thực hiện với sự tài trợ của USAID đã hỗ trợ các cơ quan đối tác trong Chính phủ Việt Nam xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình liên quan đến khuyết tật, bao gồm: hỗ trợ xây dựng pháp luật và chính sách quốc gia liên quan đến quyền của người khuyết tật; hỗ trợ nâng cao năng lực cho người khuyết tật và các cơ quan đại diện của họ; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Công tác xã hội với người khuyết tật; hỗ trợ kỹ thuật trong việc xây dựng giáo trình giảng dạy công tác xã hội với người khuyết tật tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo Công tác xã hội. Đồng thời trên cơ sở hợp tác với tổ chức VNAH giai đoạn 2015, Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội&Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội đã phối hợp với Bộ môn Công tác xã hội, Khoa Luật và Quản lý xã hội, trường Đại học Khoa học Thái Nguyên điều phối và tổ chức chương trình “Tập huấn Giảng viên nguồn Công tác xã hội với Người khuyết tật” nhằm nâng cao năng lực giảng dạy Công tác xã hội với người khuyết tật cho giảng viên chuyên ngành CTXH hệ Đại học.
Chương trình diễn ra trong 4 ngày từ ngày 18/4 đến ngày 21/4/2015 tại Hội trường tầng 5 - Nhà hiệu bộ trường Đại học Khoa học Thái Nguyên với sự tham gia của chị Nguyễn Thị Thu Hương – Giám đốc Dự án “Hòa nhập người khuyết tật Việt Nam” (Tổ chức VNAH); ThS. Bùi Thanh Minh (Cán bộ dự án) – GV Khoa Xã hội học, Trường ĐH Khoa học Xã hội&NV (ĐHQG Hà Nội) ThS.Nguyễn Văn Vệ - GV Khoa CTXH, Học viện Phụ nữ Việt Nam; ThS. Nguyễn Phương Mai – GV Khoa CTXH, Trường Đại học Công Đoàn; TS. Vũ Thị Hạnh – GV Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Hải Phòng; ThS.Nguyễn Văn Minh – GV Khoa Tâm lý giáo dục, -Trường Đại học Hải Phòng; 10 giảng viên chuyên ngành CTXH – Khoa Luật và Quản lý xã hội, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên cùng 30 sinh viên các lớp Cử nhân CTXH khóa 9,10,11,12.
Khóa tập huấn đã tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, Cán bộ điều phối dự án và ban tổ chức đã họp kỹ thuật với các giảng viên CTXH của bộ môn CTXH nhằm giới thiệu về đề cương môn học và bản thảo bài giảng (ppt), phương pháp giảng dạy Công tác xã hội với Người khuyết tật hệ đại học vào ngày 18/4/2015. Đến dự họp, TS. Lưu Bình Dương – Phó trưởng Khoa Luật và Quản lý xã hội đại diện cho Ban lãnh đạo Khoa đã bày tỏ sự hợp tác, nhất trí trong việc tổ chức chương trình, đồng thời bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng về khóa tập huấn với cán bộ điều phối của dự án.
Cán bộ Dự án và Ban tổ chức họp kỹ thuật, giới thiệu về Giáo trình chuyên khảo Công tác xã hội với Người khuyết tật hệ đại học
Thứ hai, 3 giảng viên của dự án đã giảng dạy và tập huấn mẫu phương pháp giảng dạy học phần Công tác xã hội với người khuyết tật cho 30 sinh viên và 12 giảng viên CTXH dự nghe vào 3 ngày từ ngày 19/4 đến ngày 21/4/2015.
Khóa tập huấn diễn ra rất sôi nổi với nhiều phương pháp giảng dạy hay, đa dạng, cuốn hút, tập trung vào việc nâng cao năng lực cho SV, thu hút tối đa sự tham gia của SV vào bài giảng thông qua những hoạt động trải nghiệm, thực hành sắm vai, chơi trò chơi.
Các tiết giảng của các giảng viên ThS. Bùi Thanh Minh - Trường ĐH Khoa học Xã hội&NV (ĐHQG Hà Nội), ThS.Nguyễn Văn Vệ - Học viện Phụ nữ Việt Nam và ThS. Nguyễn Phương Mai –Trường Đại học Công Đoàn đã để lại nhiều ấn tượng cho thầy và trò bộ môn CTXH không chỉ ở nội dung kiến thức truyền tải, phong thái giảng dạy mà còn ở cách tổ chức, thiết kế bài giảng, giúp sinh viên thu nhận kiến thức một cách hiệu quả nhất. Qua đó, các giảng viên tham dự cũng được trang bị thêm các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực Công tác xã hội với người khuyết tật, đồng thời có thêm kỹ năng sư phạm cần thiết để nâng cao năng lực giảng dạy trong lĩnh vực này.
Sau đây là một vài hình ảnh diễn ra trong suốt Khóa tập huấn:
Giờ học sôi nổi với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị của thầy giáo Nguyễn Văn Vệ - Học viện Phụ nữ Việt Nam
Những hình thức giảng dạy phong phú dựa trên mô hình năng lực