Cơ hội việc làm và thăng tiến cao của các cựu sinh viên Khoa Vật lý và Công nghệ trường Đại học Khoa học

13-08-2013 15:26 Xem: 2783 lần
Cơ hội việc làm và thăng tiến cao của các cựu sinh viên Khoa Vật lý và Công nghệ trường Đại học Khoa học_thumbnail

Vừa qua, ĐH Thái Nguyên đã công bố điểm chuẩn, điểm xét tuyển NV2 vào trường ĐH Khoa học năm 2013. Giống như mọi năm, ngành Cử nhân Vật lý (Mã ngành: D440102) của Khoa Vật lý và Công nghệ và các ngành thuộc các Khoa trong lĩnh vực KH cơ bản của trường ĐH Khoa học tiếp tục phải xét tuyển NV2.

Hiểu rõ tầm quan trọng của việc lựa chọn ngành, nghề sẽ theo học vì: Chọn một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai!, Khoa Vật lý và Công nghệ đã tiến hành điều tra và thu thập thông về cơ hội việc làm cũng như cơ hội thăng tiến của các cựu sinh viên tốt nghiệp ngành Cử nhân Vật lý đào tạo tại Khoa những khóa đầu tiên. Tôi xin chia sẻ một số thông tin về các cựu sinh viên để các thí sinh tham khảo trước khi có quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn ngành học và nghề nghiệp tương lai.

Trước hết, xin sơ qua về các chuyên ngành đang được đào tạo tại Khoa:

1. Chuyên ngành Vật lý môi trường: ngoài những kiến thức liên quan đến ứng dụng của Vật lý trong lĩnh vực môi trường, người học còn được trang bị kỹ năng phân tích, đánh giá, dự báo và xử lý ô nhiễm môi trường; nghiên cứu các loại vật liệu bền vững trong môi trường nhiệt đới (vật liệu chống ăn mòn, chống lão hoá và chống phá huỷ sinh học); các vật liệu thân thiện với môi trường (polyme tự hủy; các pigment, phụ gia…), các chất hấp phụ kim loại nặng và các chất độc hại khác để làm sạch nguồn nước;... 

Sinh viên sau khi TN có thể làm việc tại các Sở Tài nguyên và Môi trường; các Công ty môi trường đô thị; các Trung tâm quan trắc và đánh giá tác động môi trường; các Trung tâm, Viện nghiên cứu hoặc các trường Đại học, Cao đẳng và các trường THPT...

2. Chuyên ngành Vật lý y - sinh: ngoài những kiến thức liên quan đến ứng dụng của Vật lý trong lĩnh vực y-sinh, người học còn được trang bị các kiến thức liên ngành liên quan đến ứng dụng công nghệ nano và các vật liệu "thông minh" trong sinh học và y tế như: vật liệu sinh học, năng lượng sinh học, cảm biến sinh học, thiết bị y tế và công nghệ phục hồi chức năng, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dược... Đặc biệt là các vật liệu tương hợp sinh học cho phép chế tạo các cảm biến sinh học nhỏ gọn, chính xác giúp điều trị các bệnh hiểm nghèo.

Sinh viên sau khi TN có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm; các trung tâm phát triển vật liệu và công nghệ năng lượng mới; các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế; hoặc trong các cơ quan quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm, các Công ty tư vấn và cung cấp các trang thiết bị trong lĩnh vực y sinh, các Trung tâm, Viện nghiên cứu hoặc các các trường Đại học, Cao đẳng và các trường THPT...

3. Chuyên ngành Vật lý chất rắn: cung cấp các kiến thức cơ sở về lý thuyết và thực nghiệm về quang học vật rắn, quang phổ học nguyên tử và phân tử, laser, plasma, kỹ thuật chân không, vật liệu mới ứng dụng trong các ngành công nghiệp như: năng lượng, xây dựng, cơ khí chế tạo máy, điện tử bán dẫn, bảo vệ môi trường…

Sinh viên sau khi TN có thể làm việc tại các Viện nghiên cứu; Sở Khoa học và Công nghệ, các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử trong và ngoài nước, các trung tâm kiểm định, phân tích và đánh giá sai hỏng, các công ty cung cấp thiết bị đo lường hoặc giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và THPT... 

4. Chuyên ngành Vật lý lý thuyết: cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về vật lý lý thuyết như: lý thuyết trường lượng tử, trường hấp dẫn; lý thuyết chất rắn và hạt cơ bản, lý thuyết mô phỏng...

Sinh viên sau khi TN có thể làm việc tại các Viện nghiên cứu; hoặc giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và THPT... 

Ngoài các kiến thức chuyên ngành nêu trên, người học còn được trang bị các kiến thức cơ sở thuộc nhiều lĩnh vực khác như: khoa học vật liệu, điện tử, bán dẫn, công nghệ nano, công nghệ hạt nhân, quang học lượng tử, vô tuyến và điện tử, vật lý ứng dụng, vật lý địa cầu, vật lý nhiệt độ thấp, tin học vật lý... chương trình đào tạo cũng đặc biệt quan tâm đến việc trang bị khả năng tiếng Anh, khả năng thuyết trình, làm việc theo nhóm... cho người học.

Một số thông tin về cơ hội việc làm của các cựu sinh viên 5 khóa đầu tiên đào tạo tại Khoa Vật lý và Công nghệ:

Khóa 1: có 33 bạn TN ra trường năm 2007, đến nay 100% đã có việc làm và thu nhập ổn định; hiện đã có 14 bạn có học vị thạc sĩ, 02 bạn đang học tiếp Nghiên cứu sinh tại Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam. Gần 10 bạn đang là giảng viên tại các trường Đại học và Cao đẳng, các Viện nghiên cứu và rất nhiều bạn đang là giáo viên tại các trường THPT. Đặc biệt, một số bạn sau khi học xong văn bằng 2 đang làm việc tại Bộ ngoại giao, Ngân hàng và các Công ty liên doanh với nước ngoài...    

Khóa 2: có 24 bạn ra trường năm 2008, đến nay 100% đã có việc làm và thu nhập ổn định; hiện đã có 03 bạn có học vị thạc sĩ, rất nhiều bạn đang là giáo viên tại các trường THPT, một số là giảng viên tại các trường Đại học và Cao đẳng, một số làm việc ở các Công ty hoặc vừa làm kinh doanh vừa học văn bằng 2 đại học...        

Khóa 3: có 24 bạn ra trường năm 2009, đến nay 100% đã có việc làm và thu nhập ổn định; hiện đã có 10 bạn đã và sắp có học vị thạc sĩ, trên 10 bạn đang là giảng viên tại các trường Đại học và nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu, rất nhiều bạn đang là giáo viên tại các trường THPT, nhiều bạn làm việc tại các công ty và làm kinh doanh.

Khóa 4: có 32 bạn ra trường năm 2010; do thông tin phản hồi chưa đầy đủ nhưng đại đa số đã có việc làm ổn định. Trong đó có nhiều bạn đang là giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng; giáo viên tại các cơ sở GD, các trường THPT hoặc đang học tiếp lên cao học.

Khóa 5: có 30 bạn ra trường năm 2011, đại đa số đã có việc làm ổn định với 04 bạn đang là giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng; 12 bạn đang là giáo viên tại các cơ sở GD và các trường THPT; 11 thành viên đang học cao học hoặc đang làm việc tại các công ty, các cơ quan nhà nước khác.

Để có thông tin và địa chỉ cụ thể, xin xem thêm tại: http://vatly.tnus.edu.vn/cuu-sinh-vien

Cơ hội thăng tiến rất cao của một số sinh viên được đào tạo tại Khoa Vật lý và Công nghệ:


Người bên phải trong ảnh là Nguyễn Thị Ngừng, cựu SV k4 Khoa Vật lý & CN - trường ĐH Khoa học- ĐHTN.

Sau khi tốt nghiệp Ngừng đã nhận được học bổng Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế (Master of International Business) tại Trường Đại học Latrobe University - Australia và tham gia thực tập tại một Công ty chuyên về cung cấp tấm năng lượng mặt trời (Vind Energy). Ngay sau khi ra trường về nước, bạn đã được nhận vào làm việc cho 1 tập đoàn của Thuỵ Sĩ ở TP HCM có tên là SGS. Công việc chính của bạn là nhận những kết quả nghiên cứu, phân tích của các kỹ sư Vật lý, Hoá học... ở các phòng thí nghiệm rồi làm báo cáo gửi cho khách hàng (khách hàng chủ yếu là các Cty nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam và cần được kiểm định các sản phẩm của họ).


Người trong ảnh là Nguyễn Thị Hằng Nga, giảng viên trường ĐH KH&CN Hà Nội (USTH), cựu SV k4 Khoa Vật lý & CN - trường ĐH Khoa học- ĐHTN.

Sau khi tốt nghiệp Nga đã học tiếp lên Cao học chuyên ngành Sciences Material and Nanotechnology tại trường ĐH KH&CN Hà Nội (USTH) và được đi thực tập ở 2 phòng Thí nghiệm: Laboratory Interface, Traitement Organization and Dynamic the Systems - ITODYS (Paris 7 University, France) và Institute of Electronic Fundamental- IEF (Paris 11 University, France). Hiện Nga đang làm hồ sơ để  tháng 10/2013 tiếp tục sang Pháp làm Nghiên cứu sinh tại Trường Paris 13 theo học bổng 911 của Bộ GD&ĐT.  


Người đứng giữa trong ảnh là Ngô Thị Lan, cựu SV k5 hiện đang là giảng viên Khoa Vật lý & CN - trường ĐH Khoa học- ĐHTN.

Sau khi tốt nghiệp Lan đã học tiếp lên Cao học chuyên ngành Sciences Material and Nanotechnology tại trường ĐH KH&CN Hà Nội (USTH) và được đi thực tập tại phòng Thí nghiệm: Laboratory of Science of Processces and Materials (LSPM) (Paris 13 University, France). Hiện Lan đang chuẩn bị bảo vệ luận văn Thạc sĩ và làm hồ sơ để tiếp tục sang Pháp làm Nghiên cứu sinh tại Trường Paris 13 University.

Tìm những lời khuyên chân tình

Sự lựa chọn ngành, nghề là cả một quá trình dài gồm nhiều bước như dựa trên năng lực, sở thích, quan điểm, nguyên tắc sống của bạn...; tìm hiểu những công việc thích hợp  hoặc dự đoán về nghề nghiệp hay nhóm ngành nghề phù hợp với bạn. Do đó các thí sinh nên dành nhiều thời gian nghiên cứu và tham khảo gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, những chuyên gia… trước khi có quyết định cuối cùng.

Dưới đây là một số lời khuyên nên tránh khi chọn nghề để giúp bạn nhận ra những cơ hội mới, tránh những công việc ít có tiềm năng phát triển.

- Chọn nghề theo sự mong muốn, áp đặt của bố, mẹ và người thân. Do gia đình có nghề nghiệp truyền thống hoặc có mối quan hệ sẵn có nên thường áp đặt con cái theo ý muốn của mình.

- Chọn nghề theo sự rủ rê của nhóm, của bạn bè và của người yêu.

- Chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình.

- Chọn nghề may rủi theo kiểu chọn đại.

- Chọn nghề chỉ ở bậc đại học.

- Chọn nghề theo "mác", theo "nhãn", theo phong trào.

- Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không.

- Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế, cá nhân hoặc gia đình.

- Chọn nghề không gắn với nhu cầu xã hội.

- Nhờ những người dùng phương pháp thần bí lựa nghề giúp bạn như các nhà chiêm tinh, thầy bói (xem chỉ tay, chữ viết, coi tướng...).

Tài liệu tham khảo:

1. Ngành Vật lý - Nhiều cơ hội việc làm:

http://www.sggp.org.vn/giaoduc/tvhuongnghiep/2009/3/183119/

2. Giáo sư Jerome I. Friedman: "Vật lý là một lĩnh vực rất lý thú"

http://www.tin247.com/giao_su_jerome_i_friedman_vat_ly_la_mot_linh_vuc_rat_ly_thu-11-47739.html

3. Vật lý: Ngành học nhiều thú vị

http://www.tin247.com/vat_ly_nganh_hoc_nhieu_thu_vi-11-21396466.html

4. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải: Vật lý - ngành học thú vị

http://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1668/N7217/TS.-Nguyen-Hoang-Hai:-Vat-ly---nganh-hoc-thu-vi.htm

5. http://edu.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/2008/1/luachonnghe-312008.htm

Tiến sĩ Nguyễn Văn Đăng, trưởng Khoa Vật lý và Côn