- Trang chủ
- Giới thiệu
- Cơ cấu tổ chức
- Đào tạo
- Hoạt động KHCN & HTQT
- Học sinh - Sinh viên
- Đoàn TN - Hội SV
- 3 Công khai
- Liên hệ
Nhận lời mời của Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, ngày 06/11/2015 Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Viện sĩ Hoàng Xuân Phú - Viện toán học đã đến thăm Trường và giảng bài toán học đại chúng "Ánh sáng - Cầu nối Toán học và Vật lý" tại Khoa Toán - Tin. Bài giảng đã thu hút sự quan tâm của gần 400 cán bộ, giảng viên, học viên cao học và sinh viên của Trường Đại học Khoa học và một số trường thành viên của Đại học Thái Nguyên. Đây là một sinh hoạt khoa học rất bổ ích và lý thú.
Gần 400 người tham dự bài giảng "Ánh sáng - Cầu nối Toán học và Vật lý"
Giáo sư Hoàng Xuân Phú là Viện sĩ thông tấn của Viện hàn lâm Khoa học Heidelberg, Viện sĩ thông tấn của Viện hàn lâm Khoa học Bavarian - Cộng hòa Liên bang Đức, và Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học các nước thế giới thứ ba. Giáo sư vốn đã không xa lạ đối với người dạy và học Toán tại Đại học Thái Nguyên. Thầy đã có hai lần giảng bài tại Khoa Toán - Tin - Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên với chuyên đề "Toán học để làm gì?", "Tản mạn về tối ưu". Trong lần giảng bài này, ánh sáng và mối quan hệ giao thoa giữa Toán học và Vật lý thông qua ánh sáng được chọn làm chủ đề.
Giáo sư Hoàng Xuân Phú giảng bài "Ánh sáng - Cầu nối Toán học và Vật lý"
Bài giảng "Ánh sáng - Cầu nối Toán học và Vật lý"
Bằng cách diễn giải dễ hiểu sử dụng những kiến thức hình học sơ cấp, hai Định luật Phản xạ và Khúc xạ ánh sáng đã được giải thích và khái quát thành một nguyên lý đơn giản: Ánh sáng truyền theo đường nhanh nhất.
Bài giảng "Ánh sáng - Cầu nối Toán học và Vật lý"
Bài giảng "Ánh sáng - Cầu nối Toán học và Vật lý"
Cũng từ những quan sát trên và với mục đích ánh sáng phản xạ truyền ngược trở lại nguồn sáng từ tất cả các góc độ, thầy đã giải thích cặn kẽ cấu trúc của những vật phản xạ được sử dụng hàng ngày như tín hiệu giao thông, quần áo bảo hộ vào ban đêm.
Qua bài giảng, người nghe đã thấy được mối quan hệ vô cùng chặt chẽ của hai ngành khoa học Toán học và Vật lý. Vật lý là động lực thúc đẩy Toán học phát triển. Đến lượt mình, Toán học là công cụ vô cùng quan trọng, không thể thiếu được của Vật lý, giống như kính hiển vi đối với Sinh học.
Bài giảng "Ánh sáng - Cầu nối Toán học và Vật lý"
Sinh viên đặt câu hỏi thảo luận
Để kết luận, thầy đã trích dẫn tiêu đề bài báo của nhà Sinh học J.E. Cohen đăng trên tạp chí PLOS Biology năm 2004, "Mathematics is Biology's next microscope, only better; Biology is Mathematics' next Physics, only better" để dự báo về hướng phát triển của Toán học trong tương lai gần.