- Trang chủ
- Giới thiệu
- Cơ cấu tổ chức
- Đào tạo
- Hoạt động KHCN & HTQT
- Học sinh - Sinh viên
- Đoàn TN - Hội SV
- 3 Công khai
- Liên hệ
Ngày 24 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 380/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Vật lý đến năm 2020. Ngày 22/4/2015 Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình phát triển Vật lý đến năm 2020. Trong tương lai gần các Trung tâm nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực Vật lý sẽ được thành lập ở cả 3 miền Bắc – Trung - Nam.
Trong không khí chuẩn bị đón các tân sinh viên K13 nhập học, chúng tôi xin sơ qua một số kết quả mà tập thể thầy và trò Khoa Vật lý & Công nghệ đã kiên trì thực hiện trong thời gian qua. Đây cũng có thể coi là những thông tin chia sẻ để các thí sinh xét nguyện vọng 2 tham khảo trước khi có quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn ngành học và nghề nghiệp tương lai.
• Khoa Vật lý & Công nghệ - một điểm sáng trong NCKH và công bố bài báo quốc tế
Sau nhiều năm kiên trì và mạnh dạn chỉ cử cán bộ đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng tại Hà Nội và nước ngoài, đến năm học 2015-2016 Khoa sẽ có 08 Tiến sĩ và 100% cán bộ giảng dạy và giáo viên thực hành có trình độ từ Thạc sĩ trở lên. Hiện khoa có 7 cán bộ đang đi học NCS, hầu hết các NCS khi bảo vệ đều có bài báo quốc tế, nhiều NCS được đi thực tập nghiên cứu ở nước ngoài.
Từ năm 2007 đến nay Khoa đã chủ trì 01 đề tài thuộc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted), 6 đề tài NCKH cấp Bộ, 10 đề tài NCKH cấp Đại học, nhiều đề tài NCKH cấp cơ sở và hướng dẫn hàng trăm đề tài sinh viên NCKH. Hiện đã có 11 cán bộ trong Khoa có công bố quốc tế thuộc danh mục ISI. Chúng ta đều biết, số bài báo khoa học công bố trên các Tạp chí khoa học quốc tế có uy tín thường được xem là một thước đo chính về thành quả khoa học của một Khoa cũng như Nhà trường. Dựa vào thước đo này, trong giai đoạn 2010-2015 Khoa Vật lý và Công nghệ có 38/112 công trình chiếm khoảng 33,9% tổng số công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trên các Tạp chí ISI của trường ĐH Khoa học (xem phụ lục 1). Tỉ lệ này khá cao, cho thấy Vật lí là một thế mạnh trong hoạt động khoa học của trường Đại học Khoa học.
• Khoa Vật lý & Công nghệ - môi trường giảng dạy và học tập năng động, sáng tạo và hợp tác
Trong những năm qua, Khoa đã tạo dựng được môi trường học tập có nề nếp, kỷ cương, có tính mô phạm và giáo dục cao. Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận được nhiều công việc ở nhiều vị trí công tác khác nhau đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động trong nước, đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. Thực tiễn sau hơn 10 năm đào tạo tại Khoa cho thấy, cơ hội việc làm vẫn rất rộng mở với sinh viên tốt nghiệp ngành Vật lý (kể cả khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 1090/QĐ-BGDĐT ngày 27/03/2014 về việc tạm dừng tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên trung học phổ thông). Có được kết quả đó là do Khoa đã đưa ra chủ trương đào tạo theo đối tượng ngay từ khi sinh viên bước vào năm thứ 2. Đó là:
- Những sinh viên có nguyện vọng trở thành giáo viên phổ thông sau khi ra trường, Khoa khuyến khích các em tham gia Câu lạc bộ Nghiệp vụ Sư phạm của Khoa và lên kế hoạch để những giáo viên có kinh nghiệm giúp đỡ các em rèn luyện nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm. Hàng tuần, thông qua những giờ giảng mẫu của giảng viên các sinh viên trong CLB nghiệp vụ sư phạm sẽ tập soạn giáo án, tự xây dựng bài giảng và tập giảng dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của những giảng viên có kinh nghiệm.
- Những sinh viên khá, giỏi có mong muốn nghiên cứu chuyên sâu và công tác ở các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng ... ngay từ năm thứ nhất, thứ hai Khoa đã khuyến khích các em tích cực tham gia câu lạc bộ Sinh viên NCKH, đội tuyển Olimpic và nhóm thí nghiệm của Khoa - do các giảng viên có trình độ chuyên môn và thành tích nghiên cứu khoa học tốt đảm nhận. Ngoài việc khuyến khích các em thực hiện đề tài sinh viên NCKH, ngay từ năm thứ 3 Khoa đã mạnh dạn gửi các em đến các Viện, các trung tâm nghiên cứu và các trường ĐH lớn ở Hà Nội, tích cực tham gia các trường hè, Hội nghị, Hội thảo... để các em có cơ hội giao lưu, học hỏi, tiếp cận các môi trường nghiên cứu hiện đại.
TS. Nguyễn Văn Hảo, SV. Nguyễn Trường Sơn (Lớp CN Vật lý K10) và SV. Nguyễn Thị Hải (Lớp CN Vật lý K11) tham gia Trường hè khoa học “Khoa học trong vỏ hạt dẻ” năm 2015 tổ chức tại Hà Nội từ ngày 24-26/8/2015.
SV. Nguyễn Thị Hương Liên, lớp CN Vật lý k10 (hàng đầu thứ 3 từ trái sang) tham dự hội nghị “Thúc đẩy và mở rộng nghiên cứu ứng dụng siêu vật liệu biến hóa tại Việt Nam” được tổ chức tại Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Trong lớp CN Vật lý K10, ngoài SV. Nguyễn Thị Hương Liên được Khoa cử xuống tham gia nhóm nghiên cứu về Siêu vật liệu biến hóa (metamaterials) tại Viện Khoa học Vật liệu do PGS. TS Vũ Đình Lãm là trưởng nhóm còn có SV. Nguyễn Xuân Tuân tham gia nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Xuân Trường - Phòng Công nghệ và ứng dụng vật liệu, Viện Khoa học vật liệu; SV. Nguyễn Trường Sơn và SV. Đỗ Thị Ngân (lớp CN Vật lý K11) cũng được Khoa gửi xuống nhóm nghiên cứu của TS. Đỗ Hoàng Tùng tại Trung tâm Vật lý Kỹ thuật, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
• Cơ hội thăng tiến cao của một số SV được đào tạo tại Khoa Vật lý & Công nghệ
1. Lương Trúc Quỳnh Ngân – Lớp CN Vật lý K1:
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý Chất rắn của Khoa năm 2007, Ngân được nhận vào công tác tại Viện Khoa học Vật liệu thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Hiện Ngân đang chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp cơ sở tại Viện Vật lý. Với thành tích học tập xuất sắc Ngân đã được nhận học bổng Vallet năm 2015.
NCS. Lương Trúc Quỳnh Ngân (ngoài cùng bên trái) cựu SV K1 của Khoa cùng các NCS được nhận học bổng năm 2015 do GS. Odon Vallet trao tặng.
2. Phạm Trường Thọ - Lớp CN Vật lý K3:
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý Chất rắn năm 2009, Thọ được giữ lại Khoa làm giảng viên và được cử đi học Cao học ngành Vật liệu và linh kiện nano tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Đại học Việt – Pháp, USTH). Thọ đã nhận được học bổng toàn phần Nghiên cứu sinh tại Khoa Vật lý trường Đại học Hankuk, Hàn Quốc và đang hoàn thiện hồ sơ để ngày 15/9/2015 sẽ lên đường sang Hàn Quốc học NCS.
NCS. Phạm Trường Thọ, nhận chứng chỉ từ GS. Yong Tak Lee tại Lớp học Mùa hè về “Laser và Ứng dụng của laser” do Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju (Gwangju Institute of Science and Technology - GIST), Hàn Quốc tổ chức 7/2015.
3. Nguyễn Văn Trường – Lớp CN Vật lý K3
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý Chất rắn năm 2009, Trường được nhận vào làm giảng viên Bộ môn Vật lý, Khoa Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên. Năm 2014, Trường được nhận học bổng toàn phần Nghiên cứu sinh của Đại học Quốc lập Giao thông, Đài Loan (Chiao Tung University, www.nctu.edu.tw) ngành Khoa học Kỹ thuật vật liệu.
NCS. Nguyễn Văn Trường (thứ 4 từ bên phải), cựu SV lớp CN Vật lý K3, hiện đang làm Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Quốc lập Giao thông, Đài Loan.
4. Lê Trần Chung - Lớp CN Vật lý K3
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý Chất rắn năm 2009, Chung tiếp tục theo học Cao học ngành Vật lý nguyên tử, hạt nhân và năng lương cao tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Cao học, Chung được nhận vào làm việc tại Trung tâm Năng lượng hạt nhân, Viện KH&KT hạt nhân thuộc Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam. Tháng 10 năm 2014, Chung đã xin được học bổng toàn phần làm nghiên cứu sinh tại trường Đại học Năng lượng Moscow (MPEI), Liên bang Nga.
NCS. Lê Trần Chung, cựu SV lớp CN Vật lý K3, hiện đang làm Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Năng lượng Moscow, LB Nga.
5. Nguyễn Thị Hằng Nga - Lớp CN Vật lý K4
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý Chất rắn năm 2010, Nga đã học tiếp lên Cao học chuyên ngành Sciences Material and Nanotechnology tại trường ĐH KH&CN Hà Nội (USTH) và được đi thực tập ở 2 phòng Thí nghiệm: Laboratory Interface, Traitement Organization and Dynamic the Systems - ITODYS (Paris 7 University, France) và Institute of Electronic Fundamental- IEF (Paris 11 University, France). Hiện Nga đang làm Nghiên cứu sinh tại Đại học Paris 13, Cộng hòa Pháp theo học bổng 911 của Bộ GD&ĐT. https://www.facebook.com/hangnga.nguyen.186
NCS. Nguyễn Thị Hằng Nga, giảng viên trường ĐH KH&CN Hà Nội (USTH), cựu SV k4 Khoa Vật lý & CN - trường ĐH Khoa học đang học NCS tại Đại học Paris 13, CH Pháp.
6. Ngô Thị Lan - Lớp CN Vật lý K5
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý Chất rắn năm 2011, Lan đã học tiếp lên Cao học chuyên ngành Sciences Material and Nanotechnology tại trường ĐH KH&CN Hà Nội (USTH) và được đi thực tập tại phòng Thí nghiệm: Laboratory of Science of Processces and Materials (LSPM), Paris 13 University, France. Hiện tại, Lan đang chuẩn bị hồ sơ để sang làm Nghiên cứu sinh tại Trường Paris 13, Cộng hòa Pháp.
Ngô Thị Lan (giữa), chụp ảnh cùng các Giáo sư thuộc Laboratory of Science of Processces and Materials (LSPM), Paris 13 University, France.
7. Nông Thị Thanh Huyền - Lớp CN Vật lý K7
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý chất rắn năm 2013, Huyền đã học tiếp lên Cao học chuyên ngành Sciences Material and Nanotechnology tại trường ĐH KH&CN Hà Nội (USTH) và được đi thực tập tại Trường Univesite du Main, ở thành phố Le Mans, Cộng hòa Pháp. Hiện Huyền đang chuẩn bị bảo vệ Luận văn Thạc sĩ. Một điều rất vui mừng là Huyền vừa nhận được học bổng toàn phần của Đại học Paris 13 để sau đó sẽ tiếp tục sang làm Nghiên cứu sinh.
Nông Thị Thanh Huyền, cựu SV lớp CN Vật lý K7, hiện đang theo học Master tại Trường Đại học Việt –Pháp (USTH) và đang thực tập tại Trường Main, TP. Le Mans, CH Pháp.
Tài liệu tham khảo:
1. Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020
2. Hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển Vật lý đến năm 2020
< Khoa Vật lý và Công nghệ >
Phụ lục 1: Danh mục các bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI của cán bộ Khoa Vật lý và Công nghệ giai đoạn 2010-2015
Stt |
Tên bài báo |
Tác giả trong Khoa |
Tên tạp chí |
Năm công bố |
Xếp hạng |
Số tác giả |
1 |
Effect of Pb substitution on structural and electrical transport of La0.7Ca0.3-xPbxMnO3 (0 ≤ x ≤ 0.3) manganites |
Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Văn Khiển |
Physica B |
2015 |
SCI |
6 |
2 |
Effect of Fe3+ substitution on structural, optical and magnetic properties of barium titanate ceramics |
Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Thị Dung |
Physica B |
2015 |
SCI |
4 |
3 |
Characterizations of a thermo-tunable broadband fishnet metamaterial at THz frequencies |
Nguyễn Thị Hiền |
Comp. Materials Science |
2015 |
SCI |
11 |
4 |
Type-II CdS/ZnSe Core/Shell Heterostructures: UV-Vis Absorption, Photoluminescence and Raman Scattering Studies |
Nguyễn Xuân Ca |
Materials Science Engin. B |
2015 |
SCI |
4 |
5 |
Multiple atomistic force fields in a single enhanced sampling simulation, |
Mẫn Hoàng Việt |
Journal of Chemical Physics |
2015 |
SCI |
3 |
6 |
High performance p-type segmented leg of misfit-layered cobaltite and half-Heusler alloy, |
Mẫn Hoàng Việt |
Energy Conversion and Management |
2015 |
SCI |
9 |
7 |
In Silico and in Vitro Study of Binding Affinity of Tripeptides to Amyloid β Fibrils: Implications for Alzheimer’s Disease, |
Mẫn Hoàng Việt |
The Journal of Physical Chemistry B |
2015 |
SCI |
7 |
8 |
Structural Determinants of Polyglutamine Protofibrils and Crystallites, |
Mẫn Hoàng Việt |
ACS Chemical Neuroscience |
2015 |
SCI |
3 |
9 |
Dielectric Resonance Effect with Negative Permittivity in a La1.5Sr0.5NiO4+δ Ceramic |
Nguyễn Văn Đăng |
J. Korean Physical Society |
2014 |
SCI |
5 |
10 |
Microwave Absorption in La1.5Sr0.5NiO4/CoFe2O4 |
Chu Thị Anh Xuân, Phạm Trường Thọ |
IEEE Trans. Magnetics |
2014 |
SCI |
9 |
11 |
Microwave absorption properties of dielectric La1.5Sr0.5NiO4 ultrafine |
Chu Thị Anh Xuân, Phạm Trường Thọ |
Materials Science Engin. B |
2014 |
SCI |
9 |
12 |
Magnetic domain-wall motion study under an electric field in a Finemet® thin film on flexible substrate |
Ngô Thị Lan |
J. Magn. Magnetic Materials |
2014 |
SCI |
8 |
13 |
Perfect absorber metamaterials: Peak, multi-peak and broadband absorption |
Nguyễn Thị Hiền |
Opt. Comm. |
2014 |
SCI |
8 |
14 |
Tripeptides Screening Report: Proline is Important for Aβ Fibrils Depolymerization |
Mẫn Hoàng Việt |
Biophysical Journal |
2014 |
SCI |
7 |
15 |
Effects of water models on binding affinity: evidence from all-atom simulation of binding of tamiflu to A/H5N1 neuraminidase, |
Mẫn Hoàng Việt |
The Scientific World Journal |
2014 |
SCI |
3 |
16 |
Effect of Taiwan Mutation (D7H) on Structures of Amyloid-β Peptides: Replica Exchange Molecular Dynamics Study |
Mẫn Hoàng Việt |
The Journal of Physical Chemistry B |
2014 |
SCI |
5 |
17 |
Effect of the English Familial Disease Mutation (H6R) on the Monomers and Dimers of Aβ40 and Aβ42, |
Mẫn Hoàng Việt |
ACS chemical neuroscience |
2014 |
SCI |
4 |
18 |
Electron-spin-resonance Spectra and Ferroelectricity of BaTi1−xFexO3 |
Nguyễn Văn Đăng |
J. Korean Physical Society |
2013 |
SCI |
6 |
19 |
Low-field magnetoresistance in La0.7Sr0.3MnO3/BaTiO3 Composites |
Nguyễn Văn Khiển |
J. Mater Sci: Mater Electron |
2013 |
SCI |
7 |
20 |
Effect of the Tottori Familial Disease Mutation (D7N) on the Monomers and Dimers of Aβ40and Aβ42 |
Mẫn Hoàng Việt |
ACS Chemical Neuros. |
2013 |
SCIE |
5 |
21 |
Discovery of Dihydrochalcone as Potential Lead for Alzheimer’s Disease:In Silico andIn Vitro Study |
Mẫn Hoàng Việt |
2013 |
SCIE |
5 |
|
22 |
Gold nanocrescents for remotely measuring and controlling local temperature |
Vũ Xuân Hòa |
NanoTechnology |
2013 |
SCI |
5 |
23 |
Preparation and characterization ofsilica-gold core-shell nanoparticles |
Lê Thị Tuyết Ngân |
Journal of Nanoparticle Research |
2013 |
SCIE |
6 |
24 |
Structural phase separation, optical and magnetic properties of BaTi1-xMnxO3 multiferroics |
Nguyễn Văn Đăng |
J. Applied Physics |
2012 |
SCI |
5 |
25 |
Structure of BaTi1-xFexO3-δ multiferroics using X-ray analysis |
Nguyễn Văn Đăng |
Chinese J. Physics |
2012 |
SCI |
7 |
26 |
Structure and magnetism of BaTi1-xFexO3-δ multiferroics |
Nguyễn Văn Đăng |
J. Applied Physics |
2012 |
SCI |
11 |
27 |
Influences of annealing temperature on structural characterization and magnetic properties of polycrystalline Mn-doped BaTiO3 |
Nguyễn Văn Đăng |
J. Applied Physics |
2012 |
SCI |
7 |
28 |
Enhanced low-field- magnetoresistance and Electro-magnetic behavior of La0.7Sr0.3MnO3/ BaTiO3 composites |
Nguyễn Văn Đăng |
Physica B |
2012 |
SCI |
5 |
29 |
Amyloid peptide Ab40 inhibits aggregation of Ab42: evidence from molecular dynamics simulation |
Mẫn Hoàng Việt |
J. Chem. Physics |
2012 |
SCI |
2 |
30 |
Multi-plasmon resonances supporting the negative refractive index in "single-atom" metamaterials |
Nguyễn Thị Hiền |
J. Non. Opt. Physics & Mat. |
2012 |
SCI |
6 |
31 |
Identification of Optical Transitions in Colloidal CdSe Nanotetrapods |
Nguyễn Thị Luyến |
The journal of Physical Chemm. C |
2012 |
SCI |
6 |
32 |
Tetragonal and hexagonal polymorphs of BaTi1-xFexO3-δ multiferroics using x-ray and Raman analyses |
Nguyễn Văn Đăng |
Applied Physics Letters |
2011 |
SCI |
9 |
33 |
Structural, optical and magnetic properties of polycrystalline BaTi1-xFexO3 ceramics |
Nguyễn Văn Đăng |
J. Applied Physics |
2011 |
SCI |
5 |
34 |
Generation of nanosecond laser pulses at a 2.2-MHz repetition rate by a cw diode-pumped passively Q-switched Nd3+:YVO4 laser |
Nguyễn Văn Hảo |
Quantum Electronics |
2011 |
SCI |
4 |
35 |
Effect of reaction temperature and ligand concentration on the shape of CdSe nanocrytals |
Nguyễn Thị Luyến |
Intern. J. Nanotech. |
2011 |
SCIE |
5 |
36 |
Inhibition of aggregation of amyloid peptides by beta-sheet breaker peptides and their binding affinity |
Mẫn Hoàng Việt |
J. Physics Chem. B |
2011 |
SCI |
4 |
37 |
Top-Leads for Swine Influenza A/H1N1 Virus Revealed by Steered Molecular Dynamics Approach |
Mẫn Hoàng Việt |
J. Chem. Inf. Model. |
2010 |
SCI |
3 |
38 |
Studying the fast folding kinetics of an antifreeze protein RD1 using a photolabile caging strategy and time-resolved photoacoustic calorimetry on a nanosecond time scale |
Mẫn Hoàng Việt |
Proteins: Structures, Functions & Bioinform. |
2010 |
SCI |
13 |
Phụ lục 2. Một số sản phẩm của Câu lạc bộ sinh viên NCKH của Khoa Vật lý và Công nghệ
Mạch chống trộm (hình bên trái) và kính thiên văn do CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học của Khoa Vật lý & Công nghệ tự chế tạo (hình bên phải).
Sản phẩm đèn LED do các em trong CLB sinh viên nghiên cứu khoa học của Khoa Vật lý & Công nghệ tự thiết kế tặng Khoa.
Một số bài thí nghiệm do các em SV thuộc CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học của Khoa Vật lý & Công nghệ với tự thiết kế và xây dựng.
Tóm tắt báo cáo khoa học của SV. Nguyễn Trường Sơn (lớp CN Vật lý K10) là tác giả chính và báo cáo cùng SV. Đỗ Thị Ngân (lớp CN Vật lý K11) tại Hội nghị Vật lý Kỹ thuật và Ứng dụng diễn ra tại Hà Nội từ 13-16/10/2015.