Hoạt động Khoa học và Công nghệ trường Đại học Khoa học năm 2013 - Những thành tích nổi bật

08-01-2014 02:22 Xem: 2005 lần
Hoạt động Khoa học và Công nghệ trường Đại học Khoa học năm 2013 - Những thành tích nổi bật_thumbnail

Trong bối cảnh ngành Giáo dục và Đào tạo đang triển khai mạnh mẽ đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà thì đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong nhà trường sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại toàn cầu hóa.

Hoạt động KH&CN của trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên được thực hiện theo Quy định về Công tác quản lý KH&CN của Đại học Thái Nguyên. Năm 2013, Quy định về công tác quản lý KH&CN của Trường cũng được ban hành. Đây là những cơ sở tạo tiền đề thu hút sinh viên, cán bộ giảng viên, các nhà khoa học tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động KH&CN đã gắn kết chặt chẽ với hoạt động đào tạo và mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Sở dĩ hoạt động KH&CN của nhà trường ngày càng có những bước tiến mới là bởi có nhiều thuận lợi. Trước hết, đây là hoạt động luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhà trường ưu tiên kinh phí, tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm phục vụ cho các chủ nhiệm đề tài thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học,  hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng nghiên cứu, phục vụ cho giảng dạy và học tập. Bên cạnh đó, Đại học Thái Nguyên cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ triển khai, phát triển KH&CN của đơn vị.  Là một thành viên của  Đại học Thái Nguyên, trường Đại học Khoa học được sử dụng chung cơ sở hạ tầng của Đại học Thái Nguyên (như Ký túc xá, Trung tâm Học liệu) và nhận được sự cộng tác thịnh tình của các trường thành viên trong Đại học Thái Nguyên...

Song đặc biệt hơn cả là nhà trường có đội ngũ giảng viên trẻ, nhiệt huyết, năng động, có khả năng tiếp thu và thích ứng nhanh với sự phát triển của tri thức nhân loại; có nhiều sinh viên ấp ủ niềm đam mê khoa học, cầu thị học hỏi và khát vọng được khám phá những chân trời tri thức mới.

Bên cạnh thuận lợi, tất nhiên hoạt động KH&CN của nhà trường cũng còn nhiều khó khăn phải dần khắc phục. Đội ngũ cán bộ viên chức đã tăng đáng kể song còn thiếu giảng viên có trình độ cao như TS, PGS, GS. Nhiều giảng viên còn trẻ, phần lớn đang học sau đại học nên chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy; Cơ sở hạ tầng chưa ổn định, gây hạn chế đến các hoạt động nghiên cứu khoa học. Các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản đòi hỏi nhiều chi phí, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực thực nghiệm như Vật lý, Hóa học, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường. Trong khi đó, kết quả của các nghiên cứu cơ bản nhìn chung khó có ứng dụng đem lại hiệu quả ngay. Vì thế còn ít sản phẩm mang tính chuyển giao công nghệ.

Năm 2013, phát huy thuận lợi và làm chủ những khó khăn, kết quả hoạt động KH&CN của trường Đại học Khoa học đã đạt những thành tích đáng được ghi nhận. Cụ thể như sau:

*Về việc thực hiện đề tài NCKH các cấp

  • -  Tương đương đề tài cấp Nhà nước hiện có 03 đề tài Nafosted do PGS.TS. Lê Thị Thanh Nhàn, TS. Dương Nghĩa Bang, TS. Nguyễn Văn Đăng làm chủ nhiệm.
  • -  Đề tài cấp Bộ: 01 đề tài B2011 (do TS. Nguyễn Thị Thu Thủy chủ nhiệm); Thực hiện 01 đề tài B2013 (do TS. Phạm Thị Phương Thái chủ nhiệm); Đã được phê duyệt 04 đề tài B2014 (do PGS.TS Nông Quốc Chinh, TS Nguyễn Thị Thu Thủy, TS. Ngô Văn Giới, PGS.TS Nguyễn Vũ Thanh Thanh chủ nhiệm).
  • - Đề tài cấp Đại học: Nghiệm thu 17/18 đề tài ĐH2011; Tiếp tục thực hiện 16 đề tài  ĐH2012;  Được duyệt 13 đề tài ĐH2013;  Xây dựng 29 đề xuất ĐH2014 gửi Đại học Thái Nguyên.
  • - Đề tài cấp Cơ sở, sáng kiến cải tiến: Nghiệm thu 41 đề tài (gồm 8 đề tài NCKHCS và 33 đề tài xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm cho các học phần) thực hiện năm 2011 và 09/12 đề tài NCKH cấp cơ sở năm 2012 (kể cả các đề tài xây dựng bài giảng điện tử; xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm trên máy tính… ); nghiệm thu 01 đề tài sáng kiến cải tiến.  Đã xét duyệt 05 đề tài NCKH cấp cơ sở 2013 và 10 sáng kiến cải tiến.
  • - Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp: Nghiệm thu 77 đề tài sinh viên NCKH 2012-2013; Năm 2013 gửi 06 đề tài xét giải “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam”; kết quả đạt 01 giải Nhì, 02 giải Ba. Xét duyệt 52 đề tài sinh viên NCKH (SV K9); Nghiệm thu 141 Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên K7; Xét duyệt 174 Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên K8.

*Về việc công bố các ấn phẩm khoa học năm 2013( có danh mục kèm theo)

  • - Bài báo quốc tế ISI: 28
  • - Bài báo quốc tế khác (ngoài ISI): 10.
  • - Bài báo cấp quốc gia: 36
  • - Bài báo cấp đại học: 44
  • - Báo cáo đăng trên kỉ yếu hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế: 18.

Những con số trên cho thấy sự nỗ lực sáng tạo không ngừng của toàn thể cán bộ giảng viên nhà trường. Trường Đại học Khoa học được đánh giá là trường tiêu biểu nhất của Đại học Thái Nguyên về số tác giả có bài báo chất lượng cao đăng tải trên các tạp chí quốc tế uy tín.

* Hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác

Các hoạt động khoa học cấp khoa/bộ môn:

  • - Tổ chức 09 các seminar chuyên ngành cấp khoa/bộ môn ( Khoa Văn – XH: 02, khoa Toán: 01, khoa Lý: 01, khoa Hóa: 01, khoa KHSS: 01, khoa KHMT&TĐ: 01, khoa KH Cơ bản: 01, khoa Sử: 01) với tổng kinh phí 27 triệu.
  • - Tổ chức 01 Hội nghị NCKH (Bộ môn Lịch sử)
  • - Tổ chức 04 báo cáo chuyên đề (Khoa KHSS mời GS. Vũ Quang Côn báo cáo chuyên đề “Côn trùng học với chúng ta”;  Khoa KHMT&TĐ mời PGS. Lê Thái Bạt – Tổng thư kí tạp chí Khoa học đất Việt Nam báo cáo chuyên đề “ Phân hạng và đánh giá đất”; Khoa Toán-Tin mời GS. Markus Brodmann giảng dạy về Đại số cho học viên cao học; Khoa Văn – XH mời GS. Hartwell Jay Craig, ĐH Hawaii, Hoa Kỳ tham gia giảng dạy với chuyên đề “Cách làm báo trong sinh viên”)
  • - Hỗ trợ bài báo khoa học năm 2013 với tổng kinh phí: 28. 550. 000 đồng

*Các công trình được tặng giải thưởng:

  • + Năm 2013 gửi 06 đề tài NCKH của sinh viên tham dự “Giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam”. Kết quả: sinh viên Hứa Thị Kiều Oanh ( Cử nhân Văn học K8, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên tham gia dự thi với đề tài: “Văn hóa rượu của người Nùng An – Cao Bằng” do TS.Phạm Thị Phương Thái, khoa Văn – Xã hội hướng dẫn, đạt giải Nhì) đã nhận Bằng khen của Bộ giáo dục và Đào tạo; nhóm sinh viên Dương Thị Ngọc Chi, Phạm Thị Lan Huệ, Hoàng Thị Tươi khoa KHSS (do ThS. Lê Thị Thanh Hương hướng dẫn)  với đề tài “Cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở tỉnh Thái Nguyên” đạt giải Ba; Sinh viên Dương Văn Hợp bộ môn Lịch Sử (do ThS. Đỗ Hằng Nga hướng dẫn) đạt giải Ba với đề tài “Kết cấu xã hội làng xã cổ truyền huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) qua tư liệu hương ước cải lương”. Nhà trường được nhận Bằng khen của Bộ giáo dục và Đào tạo về thành tích xuất sắc trong tổ chức hoạt động NCKH của sinh viên.
  • + Giải thưởng “Sáng tạo trẻ tỉnh Thái Nguyên”: 01 giải Nhất (do PGS.TS Nguyễn Vũ Thanh Thanh khoa KHSS hướng dẫn), 01 giải Nhì (do ThS Lê Thị Thanh Hương khoa KHSS hướng dẫn) và 01 giải Khuyến khích (do ThS Bùi Minh Quý  khoa Hóa học hướng dẫn).

- Trong tổng số 37 cán bộ được chương trình phát triển toán học quốc gia thưởng năm 2012, có 04 tác giả thuộc trường Đại học Khoa học: Trương Minh Tuyên, Mai Viết Thuận, Nguyễn Thị Ngọc Oanh, Lê Thị Thanh Nhàn.

  • +TS. Cao Thị Hồng (Phòng QLKH & HTQT) đạt giải Nhì (không có giải nhất ở chuyên ngành Lý luận – phê bình văn học) của UB Toàn Quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam về công trình chuyên khảo “Lý luận – phê bình văn học đổi mới & sáng  tạo”, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013.

Tóm lại, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, việc nghiên cứu  khoa học mang lại sức sống,  uy tín và khẳng định thương hiệu của nhà trường. Trong năm qua, những con số thống kê trên dẫu còn khiêm tốn nhưng là những con số biết nói, rất đáng được trân trọng của thầy, trò trường Đại học Khoa học. Nó cho thấy hoạt động KH&CN của nhà trường ngày càng chú trọng đến chất lượng các công trình nghiên cứu. Sự chỉ đạo hoạt động NCKH hướng đến bài bản, hệ thống hơn. Nhà trường không những quan tâm đến đội ngũ thầy, cô giáo mà còn chú trọng đến đội ngũ các em sinh viên – những nhà khoa học tương lai. Việc NCKH đối với sinh viên không những củng cố kiến thức đã học mà còn phát huy tính năng động, sáng tạo trong tiếp cận vấn đề khoa học. Thông qua nghiên cứu khoa học, sinh viên được rèn luyện khả năng nghiên cứu độc lập, gắn liền lý thuyết với thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này. Trong bối cảnh ngành Giáo dục và Đào tạo đang triển khai mạnh mẽ đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà thì đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong nhà trường đại học sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại toàn cầu hóa. Hoạt động KH&CN của trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên không nằm ngoài mục tiêu chung của toàn ngành Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Kết quả hoạt động KH&CN năm 2013 mang lại niềm tự hào, động viên khích lệ để thầy trò trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên tự tin tiếp tục hướng đến chinh phục những mục tiêu chiến lược trong Giáo dục và Đào tạo với nhiều thử thách đặt ra ở phía trước.

Phụ lục kèm theo bài viết:

 

Phòng QLKH&HTQT