Thông tin hội nghị khoa học trẻ trường Đại học Khoa học lần thứ nhất năm 2016

31-05-2016 02:23 Xem: 3887 lần
Thông tin hội nghị khoa học trẻ trường Đại học Khoa học lần thứ nhất năm 2016_thumbnail

Vào 7h00 sáng ngày 01 tháng 6 năm 2016 tại P503 giảng đường 3B, trường Đại học Khoa học sẽ diễn ra Hội nghị Khoa học trẻ lần thứ nhất năm 2016. Đây là lần đầu tiên, Đoàn trường Đại học Khoa học tổ chức Hội nghị này nhằm tạo diễn đàn trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cho cán bộ trẻ, đoàn viên, sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Các kết quả nghiên cứu mới nhất sẽ được các cán bộ trẻ và sinh viên báo cáo tại Hội nghị bao gồm các lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Công nghệ như: Toán học, Toán  Tin ứng dụng, Vật lý, Công nghệ vật liệu, Hóa học, Hóa dược, Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường, Quản lý tài nguyên môi trường, Địa lý tự nhiên… và các lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn như: Văn học, Lịch sử, Địa lý nhân văn, Khoa học quản lý, Khoa học thư viện, Báo chí, Du lịch, Luật học…

Ngay từ khi ra Thông báo số 1 (01/2016), Hội nghị đã được đông đảo cán bộ trẻ và đoàn viên, sinh viên hào hứng đón nhận. Ban tổ chức đã nhận được 51 công trình nghiên cứu công phu, có chất lượng rất cao dưới dạng bài báo khoa học từ các giảng viên trẻ và sinh viên thuộc rất nhiều lĩnh vực. Ở vòng 1, Ban tổ chức đã gửi các kết quả nghiên cứu về Hội đồng Khoa học các Khoa, Bộ môn trực thuộc nhà trường theo đúng lĩnh vực chuyên môn để tổ chức nhận xét, phản biện và chọn ra 19 công trình nghiên cứu xuất sắc nhất (lĩnh vực Khoa học tự nhiên và công nghệ: 10; lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn: 09) để báo cáo tại Hội nghị. Ở vòng 2,  Ban tổ chức sẽ thành lập 02 hội đồng chuyên môn, bao gồm Hội đồng Khoa học tự nhiên và công nghệ và Hội đồng Khoa học xã hội và nhân văn gồm những nhà khoa học có uy tín trong và ngoài trường như PGS.TS Nguyễn Vũ Thanh Thanh – Trưởng Khoa Khoa học Sự sống; PGS.TS Trịnh Thanh Hải – Trưởng phòng Đào tạo; PGS.TS Phạm Thị Phương Thái – Trưởng Khoa Văn – Xã hội…; trong Hội đồng cũng có sự góp mặt của 02 đại diện lãnh đạo Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Đại học Thái Nguyên là TS. Hà Xuân Linh – Bí thư Đoàn Đại học Thái Nguyên và TS. Nguyễn Đình Yên –Chủ tịch Hội Sinh viên Đại học Thái Nguyên cùng tham gia. Hội đồng chuyên môn sẽ đánh giá các kết quả được lựa chọn báo cáo tại Hội nghị để trao 01 giải A, 02 giải B, 03 giải C và 04 giải Khuyến khích kèm theo Giấy chứng nhận của Ban tổ chức cho mỗi lĩnh vực. 31 công trình nghiên cứu còn lại (được phản biện ở vòng 1 và BTC) đề nghị báo cáo Poster treo cũng được Hội đồng chuyên môn chấm và trao các giải nhất, nhì, ba về hình thức và chất lượng Poster tại Hội nghị.

Đặc biệt, tất cả các báo cáo tham dự Hội nghị sau khi chỉnh sửa theo ý kiến của phản biện ở vòng 1 và được Hội đồng chuyên môn và Ban tổ chức đánh giá đảm bảo yêu cầu sẽ được in trong Kỷ yếu Hội nghị Khoa học trẻ do Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên xuất bản có chỉ số mã sách Quốc tế: ISBN 9789-604-915-321-1 và được Nhà trường tính điểm cho công trình nghiên cứu khoa học (đối với cán bộ) tương đương như bài báo được đăng trên Tạp chí KH&CN Đại học Thái Nguyên. Các tác giả là sinh viên sẽ được xem xét thưởng điểm nhằm khuyến khích phong trào NCKH.

Hình ảnh kỷ yếu của Hội Nghị

Hội nghị Khoa học trẻ trường Đại học Khoa học lần thứ nhất là cơ hội để các nhà khoa học trẻ và sinh viên ham mê NCKH trong toàn trường trao đổi, học tập kinh nghiệm và tìm kiếm khả năng hợp tác, hình thành những nhóm nghiên cứu liên ngành trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn. Đây thực sự là hoạt động chuyên môn của Đoàn trường có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong nhà trường. Hy vọng rằng, với sự thành công của Hội nghị lần này, Hội nghị Khoa học trẻ sẽ được Đoàn Thanh niên nhà trường duy trì hàng năm, không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng và có sức lan toả mạnh mẽ trong toàn trường góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

 

DANH SÁCH 19 BÁO CÁO THAM LUẬN TẠI HỘI NGHỊ:

STT

TIỂU BAN 1: KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

TÁC GIẢ

1

GIAO THỨC OAUTH VÀ ỨNG DỤNG TRONG XÁC THỰC ĐIỆN TỬ

Phan Thị Bình

Khoa Toán – Tin

2

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG LỚP TIẾP GIÁP ĐẾN TÍNH CHẤT QUANG CỦA CÁC TINH THỂ NANO LÕI/VỎ LOẠI II CdS/ZnSe

 

Nguyễn Đình Hải Ngân, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Xuân Ca

Khoa Vật lý và Công Nghệ

3

NGHIÊN CỨU ĐỘNG HỌC CỦA CÁC HẠT NANO VÀNG BÁN NGUYỆT ĐƠN NHẤT

 

Dương Thị Thanh Trà, Vũ Xuân Hòa

Khoa Vật lý và Công nghệ

4

KHỬ BÀO TỬ NẤM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG FLOATING ELECTRODE DIELECTRIC BARRIER DISCHARGE

Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Thị Ngân, và nnk

Khoa Vật lý và Công nghệ

5

NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TÀY Ở XÃ MINH TIẾN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngô Thị Mai, Lê Thị Thanh Hương

Khoa Khoa học Sự sống

6

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TỚI SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN QUẢ THỂ NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO CORDYCEPS MILITARIS VÀ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG QUẢ THỂ NẤM

 

Nguyễn Thị Ngọc Thảo, Vũ Duy Tuân, Đỗ Thị Tuyến, và nnk

Khoa Khoa học Sự sống, Trường Đại học Khoa học

7

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH CHIẾT TỪ THAN SINH HỌC ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CẢI CHÍP (Brassica chinensis)

 

Mai Thị Lan Anh, Hoàng Trung Kiên, Đào Thị Luyến, và nnk

Khoa Khoa học Môi trường và Trái đất

8

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Bích Liên, Chu Thành Huy

Khoa Khoa học Môi trường và Trái đất

9

GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC CHO HỌC SINH KHỐI 4, TRƯỜNG TIỂU HỌC AN DƯƠNG, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Nguyễn Thị Hồng Viên

Khoa Khoa học Môi trường và Trái đất

10

TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN XÃ ĐẢO QUAN LẠN, HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

 

Phạm Thị Hồng Nhung, Vũ Thanh Thanh Hiền

Khoa Khoa học Môi trường và Trái đất

 

TIỂU BAN 2: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

 

1

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI SÁN DÌU HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

Dương Thùy Linh

Khoa Văn – Xã hội

2

KHUYNH HƯỚNG TỰ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Vũ Thị Hạnh

Khoa Văn – Xã hội

3

MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TRONG TƯ DUY LIÊN TƯỞNG TỰ DO CỦA NGƯỜI VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH VÀ NGHỀ NGHIỆP

Nguyễn Thị Trà My

Khoa Văn – Xã hội

4

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC TRỢ GIÚP

PHỤ NỮ NÔNG THÔN CÓ CHỒNG NHIỄM HIV/AIDS

Chu Thị Thu Chinh, Chu Thị Thu Trang

Khoa Luật và Quản lý xã hội

5

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

 

Nguyễn Công Hoàng, Dương Thị Lan

Khoa Luật & Quản lý xã hội

6

QUYỀN CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH – ĐIỂM SÁNG CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2015

Ma Thị Thanh Hiếu

Khoa Luật và Quản lý xã hội

7

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN (2010 - 2015) - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Đồng Thị Thơm

Bộ môn Lịch sử

8

GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Lê Văn Hiếu

Bộ môn Lịch sử

9

FACTORS AFFECTING MOTIVATIONS IN LEARNING ENGLISH OF GROUP 30A STUDENTS IN THE COLLEGE PREPARATORY PROGRAM AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF SCIENCES

Nguyen Thi Que, Nguyen Thi Thao

Khoa Khoa học Cơ bản

 

Thu Hằng – Đoàn Thanh niên