Bộ môn Lịch sử

 

Trung du miền núi phía Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng gồm 16 tỉnh với 11,8 triệu dân, chiếm 14,3% dân số cả nước. Đây là nơi sinh sống của 44 dân tộc anh em, trong đó các tộc người thiểu số chiếm tới 52%. Điều đó đã tạo nên bản sắc văn hoá đa dạng, phong phú với những nét đặc trưng của từng tộc người.

Đây là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, là địa đầu Tổ quốc với hàng nghìn kilômét đường biên giới. Song, do hạn chế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc còn thấp, nguồn nhân lực có trình độ cao còn thiếu nên vùng còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết 37 của BCT TW Đảng đã chỉ rõ: Xây dựng vùng trung du miền núi Bắc Bộ vững mạnh toàn diện vừa là yêu cầu, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong vùng, vừa là nhiệm vụ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng lâu dài của đất nước.

Việc đào tạo cử nhân Khoa học Lịch sử đã được tiến hành nhiều năm tại trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội, tuy nhiên vẫn chưa cung cấp được đủ số lượng cần thiết các cán bộ khoa học Lịch sử cho vùng miền núi phía Bắc. Một trong những lí do đó là nhiều sinh viên tốt nghiệp đã chuyển ngành bởi chưa ý thức được tiềm lực và nhu cầu thực sự của vùng, hoặc còn ngại việc công tác ở vùng miền núi - mảnh đất tiềm tàng cho khoa học Lịch sử phát huy.

Một vấn đề mà ta cần quan tâm, đó là một khoảng trống rất lớn trong cơ cấu đào tạo của Đại học Thái Nguyên trong những năm qua là chưa chú ý một cách đúng mức tới nhiệm vụ đào tạo hệ Cử nhân Khoa học Lịch sử theo chuyên ngành. Cả ĐHTN chỉ có Khoa Sử của ĐHSP đào tạo về Khoa học Lịch sử nhưng mục tiêu chính chỉ dừng ở đào tạo giao viên phổ thông, khả năng, kỹ năng nghiên cứu rất hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu về đội ngũ cán bộ nghiên cứu Lịch sử của vùng là rất lớn.

Đứng trước thực trạng đó, tháng 05/2006, bộ môn Lịch sử thuộc Khoa KH Tự nhiên và Xã hội - ĐHTN chính thức được thành lập với nhiệm vụ: đào tạo ra các cử nhân Khoa học Lịch sử có chất lượng, có kiến thức khoa học cơ bản của chuyên ngành, có khả năng phục vụ ở nhiều ngành nghề và địa bàn khác nhau trong các cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội, các bảo tàng lịch sử, các Nhà xuất bản, các cơ quan thông tấn, các cơ quan văn hoá,... từ địa phương đến TW. Họ cũng có khả năng làm công tác giảng dạy tại các trường phổ thông, các trường CĐ và ĐH (sau khi hoàn thành thêm chương trình nghiệp vụ sư phạm), có khả năng hiểu biết để phát hiện và tiến hành nghiên cứu; có khả năng nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, góp phần vào kho tàng kiến thức của nhân loại.

1. Chức năng của của bộ môn Lịch sử:

- Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo các ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực được giao theo kế hoạch đào tạo chung của Trường; tham mưu với Ban Giám hiệu về tổ chức nhân sự trong khoa;

- Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo, quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ;

- Quản lý cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh thuộc bộ môn theo sự phân cấp của Hiệu trưởng.

2. Nhiệm vụ của của bộ môn Lịch sử:

2.1 Đào tạo, giảng dạy

- Đào tạo ngành: Cử nhân Lịch sử; Đào tạo Sau đại học các chuyên ngành Lịch sử khi Nhà trường giao nhiệm vụ;

- Giảng dạy các học phần về lịch sử cho Cử nhân Lịch sử, các chuyên ngành Lịch sử Sau đại học và các ngành đào tạo khác trong chương trình đào tạo chung của Trường;

- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao; Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập;

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;

- Chỉ đạo các bộ môn phân công giảng dạy theo kế hoạch chung của bộ môn và Nhà trường;

- Phối hợp với phòng Đào tạo, các Khoa của trường trong việc xây dựng chương trình đào tạo đại học, sau đại học; sắp xếp thời khóa biểu đối với các học phần do bộ môn phụ trách;

- Phối hợp Phòng Đào tạo theo dõi tiến độ giảng dạy của các giảng viên; quản lý chất lượng học tập của học sinh, sinh viên; Phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính mời và làm hợp đồng giảng viên thỉnh giảng đối với các học phần chưa có giảng viên đảm nhận;

2.2 Nghiên cứu khoa học

- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;

- Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của SV nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo;

- Chủ động tìm kiếm các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ trong và ngoài Đại học Thái Nguyên;

- Phối hợp với phòng Khoa học - Công nghệ và Hợp tác Quốc tế triển khai các đề tài nghiên cứu Khoa học và Công nghệ các cấp thực hiện đúng thời hạn;

- Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, tọa đàm khoa học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học Lịch sử và các chuyên ngành khác có liên quan.

2.3 Nhiệm vụ khác

- Quản lý công chức, viên chức và người học thuộc bộ môn theo phân cấp của Hiệu trưởng;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho công chức, viên chức và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc bộ môn;

- Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên và nghiên cứu viên trong bộ môn; tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của nhà trường;

- Phối hợp với Phòng Công tác học sinh, sinh viên, Đoàn TNCSHCM trong việc tổ chức các hoạt động phong trào cho học sinh, sinh viên và thực hiện công tác tư vấn cho sinh viên;

- Phân công và quản lý công tác giảng viên chủ nhiệm; tham gia công tác hướng dẫn đi thực tế của sinh viên;

- Quản lý, tổ chức, đánh giá việc học tập, rèn luyện của sinh viên thuộc Bộ môn;

- Phối hợp với phòng Đào tạo, phòng Công tác sinh viên về đánh giá xếp loại, thi đua, khen thưởng của sinh viên;

- Tham gia các hội đồng tuyển sinh, tốt nghiệp, khen thưởng, kỷ luật sinh viên, trợ cấp, xét học tiếp, ngừng học, thôi học, xét và cấp học bổng cho sinh viên;

- Quản lý, sử dụng an toàn và có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc phạm vi bộ môn phụ trách;

- Phối hợp Phòng Tài vụ dự toán thu chi kinh phí dành cho các hoạt động chuyên môn như: đi tập huấn, đi công tác,... của CB, GV, NV trong bộ môn;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

 

TỔ CHỨC NHÂN SỰ BỘ MÔN LỊCH SỬ

Họ và tên Chức vụ Điện thoại Email
TS. Nguyễn Minh Tuấn Trưởng bộ môn    
ThS. Ngô Ngọc Linh Phó Trưởng bộ môn    
Lương Thị Hạnh Giảng viên    
Hoàng Văn Tuấn Giảng viên    
Đoàn Thị Hải Yến Giảng viên    
Đỗ Hằng Nga Giảng viên    
Nguyễn Đại Đồng Giảng viên    
Dương Thị Huyền Giảng viên    
Nguyễn Văn Đức Giảng viên    
Nguyễn Văn Tiến Giảng viên    
Vũ Văn Lương Giảng viên    
Lý Thị Thu Huyền Giảng viên    
Bùi Thị Kim Thu Giảng viên    
Nguyễn Thị Thu Trang Giảng viên    
Mai Thị Hồng Vĩnh Giảng viên    
Vũ Thị Thu Hà Giảng viên    
Lê Văn Hiếu      
Đặng Văn Duy