Công khai tài chính của cơ sở giáo dục đại học năm 2014 - 2015 (biểu 24)

Ngày đăng: 20-04-2015 Lượt xem: 1880

3.1. Mô tả thực trạng

Với tư cách là một thành viên của Đại học vùng đa ngành, đa lĩnh vực, trường Đại học đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước. Tuy là một trường mới được thành lập nhưng trường Đại học Khoa học đã không ngừng phấn đấu mở rộng quy mô đào tạo, tăng số lượng ngành nghề đào tạo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Cùng với những biến động của chung của cả nước và toàn khu vực trong bối cảnh hội nhập, và đặc biệt là cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính, trường Đại học Khoa học đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để đáp ứng được nhu cầu cũng như áp dụng các biện pháp quản lý tài chính mới nhằm phát huy tối đa các nguồn lực mà mình có.

Trường Đại học Khoa học đã thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về cơ chế quản lý tài chính. Hàng năm, trường luôn cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ và cập nhật các chế độ quản lý tài chính mới của Nhà nước đồng thời báo cáo đầy đủ về tình hình tài chính của trường lên Đại học Thái Nguyên và Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các Bộ, ngành liên quan.

Trong quá trình thực hiện Nghị định 43, bước đầu đã tạo được những thay đổi đáng kể trong nhận thức của Nhà trường, qua đó thể hiện tính dân chủ của Nhà trường trong việc ra quyết định, trong đó có các quyết định về tài chính mang tính chủ động và sát với thực tiễn hơn, do đó cũng thu được hiệu quả cao hơn.

3. 2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

3.1.1. Những điểm mạnh

Trường Đại học Khoa học đã chủ động nghiên cứu và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ của trường. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng hàng năm, công khai về từng cán bộ, viên chức, tạo điều kiện cho các đơn vị trong trường chủ động trong chi tiêu, sử dụng kinh phí hiệu quả.

Sử dụng nguồn tài chính cũng ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn giảng dạy và học tập cũng như tăng cường đầu tư cho mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và cơ sở vật chất.

Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính trẻ có trình độ chuyên môn tường đối đồng đều do đó thuận lợi cho việc nghiên cứu cập nhật và thực hiện các chế độ, chính sách mới cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý.

Nhà trường cũng đã thực hiện công tác kiểm tra tài chính nội bộ hàng năm.

3.2.2. Những điểm tồn tại

Trong những năm qua Nhà trường vẫn chưa đa dạng hoá được nguồn thu, nguồn tài chính của trường vẫn còn phụ thụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm. Nguồn kinh phí do trường tự huy động còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Định mức thu học phí như hiện nay không đáp ứng được yêu cầu tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo.

Cơ cấu chi tiêu chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Chính sách chi chưa nhằm tạo ra cơ cấu ngành đào tạo cân đối, giữa chi thường xuyên với chi cho xây dựng cơ bản, chi cho các chương trình mục tiêu và chi cho cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều bất cập. Vì vậy, Nhà trường cần phải có giải pháp hữu hiệu để chi tiêu thật hợp lý để từ đó có kế hoạch và biện pháp quản lý hữu hiệu hơn.

Quản lý tài sản công còn nhiều bất cập, trong quá trình quản lý nhà trường còn chưa thực sự theo dõi sát được thực trạng và biến động của tài sản.Việc quản lý và tính khấu hao cho tài sản còn nhiều hạn chế, bị động và thiếu tính chuyên nghiệp.

3.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính: Tuyển dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ quản lý tài chính trong nhà trường để đảm bảo đủ về số lượng đồng thời đáp ứng yêu cầu về phẩm chất đạo đức, được đào tạo bài bản chuyên môn, nghiệp vụ

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tài chính.

- Nâng cao trình độ cán bộ quản lý và nguồn nhân lực.

- Giải pháp về quản lý nguồn thu: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học nhằm cung cấp cán bộ có trình độ cao cho trường và cho khu vực. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh liên kết đào tạo sau đại học một số chuyên ngành theo yêu cầu của địa phương.

- Hoàn thiện chế độ báo cáo kế toán - thống kê.

- Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và hệ thống thông tin quản lý.