Chương trình đào tạo bậc Đại học

Ngày đăng: 20-04-2015 Lượt xem: 2541

1.1.Mô tả thực trạng

Chương trình đào tạo bậc đại học của nhà trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của bộ GD&ĐT và tham khảo chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục khác cũng như ý kiến người sử dụng lao động và cựu sinh viên với chuẩn đầu ra đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

Các chương trình giáo dục của Trường có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lí, được thiết kế một cách hệ thống, chú trọng thực hành, thực tế, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của từng trình độ trong từng giai đoạn phát triển, phù hợp với yêu cầu của người học.

Chương trình đảm bảo tỷ lệ giữa việc cung cấp lý thuyết cơ bản với việc cung cấp các kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, đảm bảo tính liên thông, mềm dẻo, thuận lợi cho việc bổ sung, điều chỉnh đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Trường luôn quan tâm tới chất lượng đào tạo, đổi mới áp dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.

1.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

Trường đã có đủ chương trình giáo dục và kế hoạch đào tạo chi tiết theo các quy định của Bộ GD&ĐT và nhu cầu xã hội.

Việc xây dựng các chương trình mới được triển khai theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, của ĐHTN và tham khảo ý kiến nhà tuyển dụng lao động, cựu sinh viên.

Theo định kỳ, rà soát chương trình giáo dục của các ngành đối với 20 chương trình đào tạo đại học, 05 chương trình đào tạo thạc sĩ, 02 chương trình đào tạo tiến sĩ.

 Chương trình giáo dục của Trường có chuẩn đầu ra, mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng trình độ đào tạo.

Trong quá trình xây dựng chương trình giáo dục, Trường đã tham khảo chương trình của một số trường đại học thuộc khối ngành tự nhiên và xã hội như Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội; ngoài ra, Trường còn khảo sát tới nhu cầu nhân lực của khu vực miền núi phía Bắc. Các chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình khung và các quy định của Bộ GD&ĐT. Chương trình chi tiết của các ngành đào tạo được tất các giảng viên của từng bộ môn trong Trường tham gia xây dựng, trên cơ sở đánh giá nghiệm thu của Hội đồng KH&ĐT Trường.

Chương trình giáo dục được ĐHTN, Hiệu trưởng Trường ĐHKH phê duyệt, ban hành và phổ biến đến tất cả CBGV bằng văn bản.

Trường đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo để đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội nói chung, của các địa phương vùng núi phía Bắc nói riêng.

Hiện nay, các môn học đều có đủ 5 tài liệu giảng dạy theo quy định chung của Đại học Thái Nguyên đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

Các hoạt động đào tạo của Trường được triển khai theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, do đó đã phát huy được tính tích cực của người học, làm cơ sở để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của Trường.

Những tồn tại:

Chương trình đào tạo của Trường chưa có sự tham khảo thường xuyên các chương trình tiên tiên trên thế giới.

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy mới tập trung ở một số nhóm ngành, một số giảng viên.

1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Rà soát lại từng chuyên ngành đào tạo để có kế hoạch cập nhật chương trình theo xu hướng:

Tham khảo các chương trình giáo dục tiên tiến trong nước và của nước ngoài;

Tham khảo ý kiến cựu sinh viên

Tham khảo ý kiến người sử dụng lao động

Tham khảo ý kiến của đội ngũ giảng viên, chuyên gia trong và ngoài nhà trường;

Tăng tính mềm dẻo, bổ sung nhiều môn học tự chọn, có tính liên thông trong Đại học Thái Nguyên.

Tăng tỉ lệ các học phần thực hành, thí nghiệm, thực tế....

Trường tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư kinh phí để xây dựng hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo và ngân hàng đề thi trắc nghiệm khách quan.